Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Buổi sáng, bà được cắp sách đến trường như những người bạn đồng trang lứa. Nhưng khi về đến nhà, một tay bà đảm đương mọi công việc, từ quét dọn cho đến nấu cơm, giặt đồ. Bà vẫn còn nhớ như in những tháng ngày phải “vật lộn” với than củi, bếp núc, một mình chuẩn bị bữa cơm cho 20 người trong gia đình người bác.
Nhưng đó chưa phải điều khiến bà tủi thân nhất. Ham học, thích sách, nhưng tối nào bà cũng phải học dưới ánh sáng vàng mờ của bóng đèn đường. Bà kể: “Tôi vừa giở sách ra, bác đã bảo “Không có điện để học đâu”. Thế là lại ra đường ngồi. Cái nỗi tủi thân đó thật không gì diễn tả nổi”.
Chính những tháng ngày cơ cực đã khiến bà Thanh thêm nuôi ý chí, động lực, quyết tâm trở thành người phụ nữ mạnh mẽ, bản lĩnh.
Năm 1987, tổ chức SOS quốc tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập dự án xây dựng Làng trẻ SOS đầu tiên của thành phố. Đây sẽ là mái nhà chung của các em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Là người được học tập bài bản về chuyên ngành tâm lý giáo dục, lại nghiên cứu về cải cách mầm non, bà Thanh được bà Trần Thị Tâm Đan - khi ấy là Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị về làm Giám đốc Làng trẻ SOS.
Bà Tạ Thị Ngọc Thanh cũng là người phụ nữ đầu tiên trên Thế giới nắm giữ trong trách cao cả mà cũng rất nặng nề này. Bởi theo quy ước của tổ chức SOS Quốc tế, Giám đốc Làng trẻ SOS phải là đàn ông, như vậy mới đảm nhiệm được vai trò của người cha tinh thần, cân bằng mọi hoạt động của làng trẻ. Nhưng với tình yêu thương trẻ thơ, cộng thêm tấm lòng nhiệt huyết, tận tâm, bà đã khiến Giám đốc tổ chức SOS Quốc tế cảm động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét